Tiếng Việt English Japanese Chinese

04/05/2017 - 5:26 PMAdmin 766 Lượt xem

Ngày 24/02/2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 20/2017/NĐ-CP Quy định về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp có giao dịch liện kết. Nghị định này được ban hành nằm trong khuôn khổ chung về kế hoạch hành động, cải cách về thuế trong xu hướng toàn cầu hóa của các nước đang phát triển và hội nhập quốc tế.

Mục đích của nghị định này là chống chuyển giá tại việt Nam, tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch liên kết.

Hiệu lực thi hành : ngày 01/05/2017

Sau đây là một số nội dung cơ bản thay đổi so với thông tư 66/2010/TT-BTC

1. Trách nhiệm tham gia của các cơ quan cấp Bộ và ngang Bộ trong nghị định này là 07 cơ quan:

-  Bộ tài chính (trách nhiệm lớn nhất - Cụ thể là cơ quan thuế))

-  Ngân hàng nhà nước

-  Bộ kế hoạch đầu tư

-  Bộ khoa học công nghệ

-  Bộ thông tin truyền thông

-  Bộ công thương

-  UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(Trước đây trách nhiệm giao cho Bộ tài Chính cụ thể là Cơ quan Thuế).

2. Bản chất quyết định hình thức: Khái niệm này được đưa ra và xem như là nguyên tắc chính yếu để cơ quan thuế kiểm tra, kiểm soát, kết luận.

3.  Định nghĩa các bên liên kết: nghị định lần này quy định các bên có mối quan hệ liên kết được chú trọng theo xu hướng sau:

- Ngưỡng sở hữu bằng từ 20% lên 25% trong quan hệ về vốn, quan hệ vay vốn, bảo lãnh vay vốn.

- Ngưỡng điều hành, biểu quyết, kiểm soát doanh nghiệp 50% trở lên.

- Ngưỡng người điều hành có quan hệ nhân sự bao gồm: vợ chồng, cha mẹ, con ruột, anh em ruột, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại, cháu nội ngoại, chú bác ruột, cô cậu ruột.

- Nội dung hai công ty có quan hệ về doanh số bán hàng hoặc doanh số mua hàng chiếm trên 50% doanh số của các bên sẽ không còn xem là có quan hệ liên kết. Đây là điểm thay đổi lớn trong định nghĩa quan hệ liên kết của Nghị định 20 so với Thông tư 66.

4. Hồ sơ kê khai: Nghị định yêu cầu hồ sơ chuyển giá phải lập trước thời điểm lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Mẫu 01 ban hành theo nghị định này phải nộp cùng tờ khai quyết toán năm. Các hồ sơ kèm theo như mẫu 02, 03,04 và tài liệu khác . . .  phải lưu giữ tại đơn vị. Khi có yêu cầu từ cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải cung cấp trong vòng 15 ngày. Các công ty tư vấn về thuế, đại lý thuế, các công ty kiểm toán độc lập được phép lập hồ sơ về chuyển giá cho các doanh nghiệp.

Lưu ý: trong hồ sơ kê khai chuyển giá doanh nghiệp chỉ được phép điều chỉnh tăng số thuế phải nộp, không điều chỉnh giảm số thuế phải nộp. Mẫu hồ sơ trong nghị định lần này có nhiều nội dung mới, tiêu chí mới hơn như: hồ sơ quốc gia, hồ sơ toàn cầu, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

5. Doanh nghiệp miễn lập hồ sơ chuyển giá: nội dung này là hoàn toàn mới so với thông tư 66

-  Doanh nghiệp có phát sinh liên kết nhưng tổng doanh thu trong kỳ dưới 50 tỷ VND và giá trị giao dịch liên kết dưới 30 tỷ VND.

-  Doanh nghiệp có ký thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá.

-  Doanh nghiệp kinh doanh đơn giản, trong năm có doanh thu dưới 200 tỷ VND, có tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập trên doanh thu ít nhất như sau : phân phối 5%, sản xuất 10%, gia công 15%

6. Phân tích so sánh trong phát sinh giao dịch liên kết:

-  Phân tích so sánh tổng thể đến chi tiết đề cao tính tuân thủ nguyên tắc bản chất quyết định hình thức.

-  Dữ liệu năm tài chính của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng năm tài chính với doanh nghiệp nộp thuế. Tuy nhiên dữ liệu hiện hành chưa cập nhật thì có thể mở rộng thêm, nhưng không quá một năm trở về trước ( đây là nội dung rất khó cho các kế toán doanh nghiệp, chắc rằng Thông tư sẽ hướng dẫn thêm).

-  Số lượng mẫu phân tích so sánh là một hoặc ba hoặc năm đối tượng để so sánh phân tích, tùy theo sư khác biệt, sự tương đồng của từng mẫu chọn so sánh.

-  Các trường hợp đặc biệt khó khăn trong tìm kiếm mẫu so sánh thì được mở rộng phạm vi so sánh từ phân tích tổng thể đến chi tiết, từ dữ liệu năm tài chính đến số mẫu chọn.

7. Phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết: nghị định lần này đề cập đến các phương pháp sau: phương pháp so sánh giao dịch độc lập, phương pháp so sánh lợi nhuận thuần, phương pháp so sánh lợi nhuận gộp, phương pháp phân bổ lợi nhuận.

8. Quyền hạn ấn định thuế của cơ quan thuế trong phát sinh giao dịch liên kết: cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận hoặc thu nhập chịu thuế hoặc số thuế phải nộp đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

-  Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ mẫu 01

-  Không cung cấp hồ sơ xác định giao dịch liên kết, cụ thể là mẫu 02, 03

-  Không kê khai trung thực trong các giao dịch liên kết hoặc sử dụng dữ liệu chứng minh không hợp pháp, không đúng thực tế .

-  Không cung cấp hồ sơ cho cơ quan thuế theo đúng thời han mà  cơ quan yêu cầu theo nội dung nghị định hướng dẫn.

9. Kết Luận

Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 đánh dấu bước quan trọng của ngành Thuế Việt Nam trong việc chống né thuế của các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giá. Nghị định này sẽ làm tăng gánh nặng về tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI. Do vậy các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết cần tìm hiểu và đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng trong tài chính thuế, mức độ tác động về chuyển giá trong quản trị doanh nghiệp nhằm tuân thủ đầy đủ quy định nêu trên.

Các bạn có thể download NĐ 20/2017/NĐ-CP tại đây

Thông tin liên hệ

Nghị định 20/2017/NĐ-CP-Quy định về quản lý thuế đối với Doanh nghiệp có giao dịch liện kết
Số 269 Văn Cao, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0225.3615.956 Fax: 0225.3615.956
Email: vnaakt@gmail.com

Tin liên quan

Bài viết mới

Bài đọc nhiều

Chia sẻ: 


Tag:
  • ,

  • Bình luận:

    CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VIỆT NAM TẠI HẢI PHÒNG

    Địa chỉ: Số 269 Văn Cao, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

    Email: vnaakt@gmail.com

    Hotline: 0982.221.612

    Tổng đài tư vấn 24/7: 0225.3615.956 Fax: 0225.3615.956

    © Copyright CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VIỆT NAM TẠI HẢI PHÒNG, 2016

    Thiết kế bởi: Hpsoft.vn